CHỮA BỆNH GÚT BẰNG THUỐC ĐÔNG Y?

Tôi bị đau gót chân phải, đã đi xét nghiệm, kết quả dương tính với bệnh gút. Tôi đã được bác sĩ kê đơn cho uống thuốc tây y nhưng tôi bị phản ứng phụ với thuốc (bị tiêu chảy), bác sỹ khuyến cáo dừng thuốc. Nay tôi muốn chữa bệnh bằng thuốc Đông y, xin lời khuyên của bác sĩ về thuốc Đông y hay  thuốc nam để điều trị bệnh gút. Xin trân thành cảm ơn. (Phạm Bách, Hà Đông – Hà Nội) 

chua-benh-gut-bang-thuoc-dong-y
Chữa bệnh gút bằng thuốc đông y?

Trả lời

Bệnh gút (tiếng Anh là gout, gọi theo âm Hán-Việt là thống phong), hay viêm khớp do gút, là một dạng viêm khớp được đặc trưng bởi cơn đau khớp dữ dội và đột ngột, kèm theo đó là sưng đỏ khớp. Gút là một bệnh khớp phổ biến ở đàn ông trung niên, do khớp bị lắng đọng các tinh thể muối urate trong ổ khớp và các tổ chức quanh khớp. Dù gặp ở đàn ông nhiều hơn, nhưng phụ nữ sau mãn kinh cũng có thể bị bệnh này. Rất may, bệnh gút có thể khỏi hẳn nếu được điều trị đúng. Bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng nhiệt tý trong đông y.

Bệnh có 2 thể lâm sàng.

l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường vào ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối…) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.

Anh Đỗ Quang Thủy (Hà Nội) sau 5 năm chịu đựng bệnh gout cuối cùng đã tìm được bí quyết của mình nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm tuổi.

2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn) Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo