Acid Uric Bao Nhiêu Là Cao? Nguyên Nhân Và Cách Cân Bằng

Acid uric tăng cao là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có gout. Vậy acid uric bao nhiêu là cao? Giảm chỉ số acid uric bằng cách nào hiệu quả? Hãy giải đáp ngay thông qua bài viết.

Acid uric là gì?

Acid uric (AU) là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin, có công thức hóa học là C5H4N4O3.

Acid uric có công thức hóa học là C5H4N4O3
Acid uric có công thức hóa học là C5H4N4O3

Acid uric được tạo ra chủ yếu từ quá trình tổng hợp nội sinh: cơ thể già hóa khiến cho các tế bào trong cơ thể chết đi, nhân purin bị phá hủy và tạo thành acid uric. Một phần nhỏ phát sinh từ các nguồn ngoại sinh chủ yếu là từ các thực phẩm giàu purin: nội tạng động vật, hải sản, bia rượu, đồ uống chứa đường fructose.

Acid uric bao nhiêu là cao? Ý nghĩa của các chỉ số

Acid uric tăng khi khi nồng độ vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan urat trong dung dịch có cùng nồng độ natri như huyết tương. Khi xác định được chỉ số acid uric bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường, bạn sẽ có thể chủ động trong việc kiểm soát nồng độ acid uric để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể.

Theo các chuyên gia, chỉ số acid uric bình thường là:

Anh Đỗ Quang Thủy (Hà Nội) sau 5 năm chịu đựng bệnh gout cuối cùng đã tìm được bí quyết của mình nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm tuổi.
  • Ở nam giới là 202-416 μmol/l.
  • Ở nữ giới là 143-399 μmol/l.

Chỉ số acid uric cao khi:

  • Nam trên 7mg/dl (tức trên 420 μmol/l).
  • Nữ trên 6 mg/dl (360 μmol/l).
Chỉ số acid uric trong máu tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Chỉ số acid uric trong máu tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Ở giai đoạn đầu, khi chỉ số acid uric tăng nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của gout thì gọi là tăng acid uric máu. Nồng độ acid uric cao trong một thời gian dài sẽ gây ra những cơn gout cấp, sỏi thận với những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tăng acid uric

Các nghiên cứu chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng acid uric trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Yếu tố di truyền

Rối loạn chuyển hóa một số enzym vào quá trình chuyển hóa acid uric hoặc thiếu hụt enzym HPRT, tăng hoạt tính của enzym PRPP dẫn đến tăng tổng hợp purin làm cho nồng độ acid uric tăng.

Acid uric tăng có thể là do yếu tố di truyền
Acid uric tăng có thể là do yếu tố di truyền

Giảm thải trừ acid uric

Acid uric được đào thải qua thận, gan. Trong trường hợp người có bệnh lý về thận như suy thận, tổn thương ống thận, sử dụng thuốc nhiều loại thuốc lợi tiểu,… có thể sẽ dẫn đến việc chức năng đào thải acid uric suy giảm gây ra tình trạng tăng acid uric trong máu.

Tăng dị hóa các acid

Những người có khối u phát triển, đang mắc các căn bệnh ung thư ở giai đoạn di căn, hay đang điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị,… có thể làm giải phóng nội chất tế bào trong máu khiến acid uric tăng.
Một vài trường hợp acid uric tăng cao khác mà không chỉ rõ được nguyên nhân được gọi là tăng acid uric máu tiên phát.

Chế độ ăn không cân đối

Một số loại thực phẩm như nội tạng, thịt đỏ, hải sản, rượu bia,..chứa nhiều purin, khi phân giải tạo thành acid uric. Chế độ ăn không cân đối sử dụng những nguyên liệu này thường xuyên làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao, khó kiểm soát.

Chế độ ăn không hợp lý với các thực phẩm chứa nhiều purin khiến cho acid uric tăng cao
Chế độ ăn không hợp lý với các thực phẩm chứa nhiều purin khiến cho acid uric tăng cao

Một số nguyên nhân khác

Các nguyên nhân làm tăng acid uric còn có thể là do chấn thương, ngộ độc chì, do tiểu đường, béo phì, hoặc sử dụng một số loại thuốc có khả năng làm tăng acid uric như aspirin, vincristine, hydrochlorothiazide,…

Mách bạn những cách hạ acid uric máu hiệu quả

Acid uric máu tăng cao là dấu hiệu của gout và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó khi phát hiện nồng độ acid uric máu tăng, bạn cần có biện pháp quản lý và điều trị giúp hạ nồng độ.

Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như:

Dùng các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ acid uric máu là một phương pháp đơn giản và tiết kiệm được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên các phương pháp này chưa có công trình nghiên cứu, mọi người cần tìm hiểu kỹ để tránh gây hại sức khỏe.

Sử dụng lá lốt
Cách thực hiện:

  • Lá lốt tươi sử dụng khoảng 25 – 30 gram cho vào ấm và sắc với 3 bát nước đầy.
  • Sắc đến khi còn 1,5 bát, chia phần nước ra làm hai phần để uống.
  • Dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Dùng liên tục trong khoảng 10 ngày.

Dùng lá trầu không
Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 100g lá trầu không và 1 quả dừa xiêm.
  • Lá trầu rửa sạch, ngâm nước muối, và vớt ra thái nhuyễn.
  • Cắt đầu quả dừa vào cho lá trầu không vào bên trong, bọc kín và ủ khoảng 30 phút.
  • Lọc lấy nguyên phần nước, dùng để uống trước khi ăn một tiếng.

XEM THÊM: Cách chữa bệnh gout tại nhà ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ: Cách cuối khiến bạn BẤT NGỜ

Dùng lá trầu không để hạ acid uric máu
Dùng lá trầu không để hạ acid uric máu

Giảm acid uric từ cây lá vối
Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 30 gram lá vối tươi, rửa sạch rồi vò nhẹ.
  • Cho vào nồi đổ 2 lít nước sắc đến khi còn khoảng 1,5 lít.
  • Lọc lấy phần nước uống như nước trà.

Thay đổi thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Thay đổi chế độ ăn uống là một cách làm đơn giản, hiệu quả giúp chỉ số acid uric được ổn định.

Thay đổi thói quen ăn uống bằng cách giảm bớt lượng purin vào cơ thể, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,… Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và gas.

Uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin như các loại trái cây, rau xanh trong thực đơn hàng ngày.

Sử dụng thuốc hạ Acid uric

Khi nồng độ acid uric trong máu quá cao, cần phải sử dụng thuốc hạ Acid uric theo chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc thường dùng để hạ acid uric bao gồm: Allopurinol, Febuxostat, Probenecid.

Những người đang trong quá trình điều trị một số bệnh lý khác như ung thư, suy thận,… cần phải tuân thủ đúng theo chỉ thị của bác sĩ để có hiệu quả tốt và phòng ngừa những biến chứng về sau.

Sử dụng các loại thuốc điều trị làm hạ acid uric theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng các loại thuốc điều trị làm hạ acid uric theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Dùng thuốc Đông Y

Các bài thuốc Đông Y mang lại tác dụng giúp lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, điều hòa cơ thể, từ đó giúp cân bằng nồng độ acid uric. Một số bài thuốc giúp hạ nồng độ acid uric được áp dụng nhiều nhất là:

Bài thuốc số 1
Nguyên liệu: Chỉ xác, Sinh địa, Bạch thược, Cam thảo, Thanh bì, Cát căn, Táo
Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và sắc với 5 bát nước.
  • Đun sôi nước cho đến khi cạn còn 3 bát nước.
  • Chia phần thuốc đã sắc làm 3 phần, mỗi lần uống 1 phần. Sử dụng hết trong ngày.

Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: Thổ phục linh, Mộc qua, Cát căn, Sinh địa, Uy linh tiên, Phòng phong, Cam thảo, Quả táo, Cốt khí, Hoàng bá.
Cách thực hiện:

  • Dùng các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào nồi, thêm ba bát nước và sắc lên.
  • Đến khi chỉ còn 3 bát thì tắt bếp.
  • Sử dụng thuốc hết ở trong ngày.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc acid uric bao nhiêu là cao. Mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, đảm bảo duy trì chỉ số acid uric trong máu ở mức cân bằng để tránh bị gout và các bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Hơn 150.000 người bệnh cả nước đã kiểm chứng hiệu quả chữa bệnh gout của bài thuốc nam Đỗ Minh Đường. Sự thật ra sao?...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo