Bệnh gút – điều trị và phòng ngừa tái phát

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU, Giám đốc Viện Gút TP.HCM và PGS.TS PHAN VĂN CÁC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh gút trả lời trực tuyến cho độc giả về cách nhận biết, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh gút.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế xã hội, tỷ lệ người mắc bệnh gút tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, những gì chúng ta biết về gút còn quá ít, đặc biệt là hậu quả tàn khốc của gút đối với cơ thể con người thì lại càng ít được biết tới.

Làm thế nào để phân biệt giữa bệnh gút với các bệnh viêm khớp khác? Những đối tượng nào sẽ có nguy cơ bị gút biến chứng, điều trị và phòng ngừa cơn gút cấp tái phát như thế nào? Những bệnh nhân gút đã bị biến chứng nặng sang nhiều căn bệnh khác nhau có cơ hội điều trị phục hồi được không?…

Thắc mắc của bạn được các chuyên gia về bệnh gút giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến “Bệnh gút, điều trị và phòng ngừa tái phát” do báo Pháp luật TP.HCM phối hợp với Viện Gút TP.HCM tổ chức.

Câu hỏi trực tuyến:

Nguyễn Phúc Thắng – Nam 38 tuổi
Vừa qua tôi có đi xét nghiệm tại bệnh viện Thanh An Sai Gon ở Vinh, kết quả xét nghiệm thấy men gan tăng, máu nhiễm mỡ, và acid uric 520… Bác sĩ nói tôi bị gút và cho thuốc Apull và Colchicin, tuy nhiên tôi chưa bị phát đợt gút lần nào cả, xin bác sĩ tư vấn giùm tôi.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Theo tôi, acid uric tăng thì có thể dùng Allopurinol. Nhưng trong trường hợp bạn chưa xuất hiện cơn đau bao giờ thì không cần thiết dùng Colchicin.

Anh Đỗ Quang Thủy (Hà Nội) sau 5 năm chịu đựng bệnh gout cuối cùng đã tìm được bí quyết của mình nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm tuổi.

Tuy nhiên, bạn nên quan tâm đến vấn đề men gan tăng và máu nhiễm mỡ. Bạn nên đến gặp bác sĩ để theo dõi và được tư vấn cụ thể hơn.

benh-tri-va-dieu-tri-phong-ngua
Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU, GĐ Viện Gút TP.HCM

Phan Hoàng Nam – Nam, 25 tuổi
Tôi là Phan Hoàng Nam, 25 tuổi, vừa rồi tôi có đi xét nghiệm, chỉ số acid uric là 462.00 mmol/l, bác sĩ cho hỏi acid uric cao như vậy có bị gout không? Tôi xin cảm ơn.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Acid uric chỉ là một yếu tố gợi ý chứ không thể chỉ dựa vào đó để kết luận là có bị Gout hay không.

Để xác định bệnh Gout cần phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng (ví dụ như: đau, sưng, nóng, đỏ các khớp ngoại vi sau những bữa ăn nhiều đạm hoặc sau khi uống nhiều rượu bia) và kèm theo các xét nghiệm khác, trong đó có acid uric.

Văn Tư – Nam, 54 tuổi
Hiện nay đã có vắcxin ngăn ngừa bệnh gút không? Nếu chưa có vắcxin phòng bệnh thì có phương pháp nào phòng ngừa căn bệnh này không? Biến chứng nguy hiểm nhất ủa bệnh gút là gì vậy thưa bác sĩ?

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Hiện nay chưa có vắcxin ngừa bệnh Gout (còn gọi là bệnh gút). Có rất nhiều cách đề phòng ngừa bệnh Gout. Tuy nhiên điều bạn cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý.


Kim Liên, 35 tuổi 
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh Gout là suy thận và khiến bệnh nhân có thể bị mất sức lao động do bị thoái hóa các khớp dẫn đến tàn phế.

Gút có lây bệnh không? Hiện nay chồng tôi đang bị bệnh gút nhưng chuyện chăn gối của hai vợ chồng không được như xưa. Vậy xin hỏi bác sĩ khi bị gút có ảnh hưởng gì đến “chuyện ấy” không? Khi quan hệ vợ chồng như vậy có lây bệnh sang tôi không?
PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Gút không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây lan qua đường tình dục. Nhưng đàn ông mắc bệnh gút sẽ giảm phản xạ tình dục vì họ bị suy thận.

Thúy Liễu – Nữ 45 tuổi
Xin các bác sĩ cho biết các phương pháp điều trị bệnh gút hiện nay. Có phương pháp nào mới và ít xâm lấn hơn không? Có thống kê tỷ lệ nào về bệnh gút trong xã hội không?

PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Các phương pháp điều trị bệnh gút:
Cho đến nay vẫn sử dụng hai phương pháp: Tây y, Đông y và kết hợp Đông y – Tây y.

Về Tây y người ta sử dụng những loại thuốc giảm đau, chống viêm. Điển hình là dùng Colchicin. Ngoài ra, sử dụng thuốc ức chế sản xuất acid uric, điển hình là Allopurinol.

Về Đông y sử dụng những biện pháp điều trị toàn diện hơn để chống những suy giảm các chức năng của gan, thận. Những biện pháp đó sẽ giúp hồi phục các chức năng của gan và thận. Như vậy, sẽ làm cho gan thận được khỏe khoắn.

Việc ức chế sản xuất acid uric, tăng thải acid uric là những nhân tố gây nguy cơ lớn tạo ra bệnh gút.

Sự kết hợp giữa Đông y – Tây y trong điều trị là phương pháp mới điều trị hiện nay. Trong đó, người ta chỉ sử dụng tối thiểu lượng thuốc Tây trong giảm đau, chống viêm. Và vận dụng tối đa năng lực của thuốc Nam (Đông y) để cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua hoạt động của gan và thận.

Tôi chưa hiểu rõ ý “xâm lấn” mà bạn dùng. Tôi hiểu ý này là nói đến phẫu thuật thì tôi cho rằng phẫu thuật cũng là một thủ thuật cần thiết để loại bỏ những cục tophi to ở những vị trí gây ra cản trở lớn cho mọi hoạt động, phục hồi chức năng lao động cho người bệnh. Nhưng việc phẫu thuật này phải được chỉ định bởi những nhà phẫu thuật giỏi vì các cục tophi có thể ôm vào lòng nó toàn bộ mạch máu, các dây thần kinh và gân, nếu phẫu thuật không khéo có thể tổn hại chúng, sẽ rất nguy hiểm.

Theo một thống kê của Mỹ, có 0,3% dân số người lớn mắc bệnh gút.

Nguyễn Hoàng – Nam 36 tuổi
Tôi năm nay 36 tuổi, bị bệnh gút hơn 10 năm, đã uống rất nhiều thuốc Tây cũng như thuốc Nam nhưng không khỏi. Hiện nay tôi hay thường xuyên bị đau, mắt cá chân nổi cục (tophi). Cho tôi hỏi là chân tôi có giải phẫu để bỏ cục tophi được không, và tôi phải điều trị các loại thuốc nào để kiểm soát được bệnh? Xin cảm ơn.
Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Nếu cục tophi gây cản trở cho hoạt động hoặv vì lý do thẩm mỹ bạn có thể mổ cắt bỏ nếu bác sĩ cho phép. Nhưng nếu bạn không điều trị nghiêm túc thì tophi mới có thể lại mọc lên.

Có rất nhiều loại thuốc Đông y và Tây y để điều trị Gout . Bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Vương Minh Hu, 48 tuổi
Thưa các giáo sư bác sĩ, tôi phát hiện mình bị gút cách đây 4 năm. Trong một năm trở lại đây các cơn đau ngày một đều và dày hơn. Qua quảng cáo trên tivi, tôi đã sử dụng hai sản phẩm chữa gút nhưng hầu như không có tác dụng.
PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Câu hỏi của bạn không rõ ràng. Xin bạn nêu rõ tên các sản phẩm mà bạn đã sử dụng

Hoang Thi Ngoc – Nữ 34 tuổi
Phòng ngừa gút như thế nào? Và cách chữa trị khi bị mắc bệnh gút bằng cách nào?

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Hiện tại không có thuốc ngừa bệnh Gout và cũng không có vắcxin ngừa. Điều quan trọng nhất cần chú ý chính là thói quen ăn uống, sinh hoạt. Ví dụ như ăn quá nhiều đạm, uống nhiều bia rượu, hoặc có nếp sống không điều độ (thức khuya, dậy sớm, để quá đói hoặc quá no…) hay căng thẳng… Các yếu tố này đều dễ dẫn đến những cơn Gout cấp.

Theo Tây y, cách chữa trị phổ biến là dùng Colchicin (thuốc đặc hiệu điều trị Gout) và các loại kháng viêm, giảm đau không Steroid (NSAID) kết hợp với các thuốc giảm tổng hợp acid uric như Allopurinol hoặc tăng đào thải acid uric.

Tuy nhiên, mỗi người có thể phù hợp với các loại thuốc khác nhau và các loại thuốc dùng nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, bạn không nên tự uống thuốc mà không có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.


Nguyen Huu Quyen, 47 tuổi

Tôi tên Nguyen Huu Quyen, 47 tuổi. Cách đây một tháng, tôi thấy trên vành tai xuất hiện hai cục cỡ hột đậu, khuỷu tay xuất hiện những cục chai, bàn chân trái ngón út và gót chân xuất hiện những cục chai. Tôi sợ bị gút nên gần tháng nay ăn kiêng. Cách đây hai ngày, tôi đi xét nghiệm tại Viện Pasteur kết quả mg 71moi/l 409. Bác sĩ chuẩn đoán nói tôi không bị gút nhưng tôi vẫn sợ không biết mình có bị bệnh không. Bác sĩ cho tôi hỏi với kết quả xét nghiệm như vậy tôi có nguy cơ bị gút không?
Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Nếu chưa cảm thấy yên tâm, bạn có thể đến một vài cơ sở điều trị Gout khác có uy tín để kiểm tra lại điều mình lo lắng. Chúc bạn sớm an lòng.

TRẦN VĂN HÂY – Nam 32 tuổi
Xin cho biết những dấu hiệu hay triệu chứng nào để nhận biết bệnh gút?

PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Những dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh là xuất hiện một cơn đau ở một điểm điển hình cho gút như: mép ngoài ngón chân cái hoặc ngón tay cái mà không có đối xứng vào ban đêm hay nửa đêm về sáng. Vết đau nhức nhối, khiến người bệnh rất đau đớn, rên xiết.

Sau đó, chỉ cần một số thuốc giảm đau thì cơn đau qua đi nhanh chóng, khiến người bệnh không để ý, chủ quan, không điều trị.

Có thể 2 – 3 năm sau mới tái phát lại, có người đến 5-10 sau thì mới có chuyện đau lại y như vậy.

Như vậy, nếu thấy có một cơn đau kiểu như vậy, người dân nên nghĩ đến việc đã hình thành một cơn gút cấp, nên đi khám và điều trị kịp thời.

NGÔ MINH CHÂU – Nam, 45 tuổi
Những cục tôphi cứng trên bàn tay có thể uống thuốc cho tan ra mà không cần giải phẫu được không? Nếu được, thì uống thuốc gì? Và uống như thế nào? Cám ơn.

GS.TS PHAN VĂN CÁC:
Những cục tophi này nếu thấy cần thiết bạn có thể lựa chọn những nhà phẫu thuật giỏi để phẫu thuật loại bỏ, giải phóng, trả lại năng lực lao động. Cho đến ngày nay chưa có một loại thuốc nào chắc chắn loại bỏ nhanh, hoàn toàn những cục tophi đó.

Nguyen Duc Son – Nam, 31 tuổi
Kính thưa bác sĩ. Tôi năm nay 31 tuổi. Cách đây hai tháng, tôi đi xét nghiệm acid uric ở mức 536, biểu hiện ở bàn chân tôi là hơi sưng, đỏ chứ chưa đau. Sau đó tôi uống thuốc Colchicin và Allopurrinol một thời gian thì acid uric giảm xuống còn 266. Sau đó tôi không uống thuốc nữa mà thực hiện chế độ ăn kiêng và hạn chế bia rượu. Tuy nhiên, trong hai lần xét nghiệm gần đây thì acid uric lại tăng lên 436 và gần đây nhất là 524. Xin hỏi bác sĩ như vậy có phải là tôi đã bị gout mãn tính và có phải thường xuyên uống thuốc giảm acid uric không?

PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Hiện nay lứa tuổi mắc bệnh gút đang bị trẻ hóa cho nên tuổi 31 mà có những biểu hiện như bạn kể thì đã là tiếng chuông cảnh tỉnh. Đây chưa phải là biểu hiện của gút mạn tính mà bạn chỉ cần sử dụng Allopurrinol với liều 100mg hằng ngày trong khoảng thời gian một tháng rồi xét nghiệm lại.

Nếu kết quả là acid uric đã giảm thì coi như thành công. Nếu nó vẫn tăng thì cần xem xét toàn diện sức khỏe của bạn, sau đó mới quyết định có tiếp tục dùng thuốc nữa hay không.

Trần Thanh Tùng – Nam 45 tuổi
Hiện nay thì số lượng người bị bệnh gout ngày càng gia tăng ở Việt Nam, nguyên nhân là do đâu?Bác sĩ có thể tư vấn một số cách ăn uống và sinh hoạt để phòng ngừa bệnh trên? Cám ơn bác sĩ.

PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Số lượng người bệnh gút ngày càng gia tăng ở Việt Nam nói lên hai vấn đề:

– Một là kinh tế của chúng ta đã có bước khởi sắc, phát triển.

– Hai là số người ăn thiếu kiểm soát ngày càng tăng lên.

Cách tổ chức ăn uống là một vấn đề quan trọng trong đời sống và trong phòng bệnh gút. Thực ra cũng không khó khăn lắm. Trước tiên cần hạn chế tối đa việc lạm dụng bia, rượu. Tiếp theo là hạn chế những món ăn quá nhiều dầu mỡ, hải sản, những món nướng, thịt thú rừng, thịt có màu đỏ vì trong chúng có hàm lượng purin cao mà purin là bước trước để tạo ra acid uric, một nhân tố gây ra bệnh gút.

Võ Mai Duy – Nam 31 tuổi
Chào bác sĩ. Em năm nay 31 tuổi, nặng 65kg, khoảng vài ngày gần đây, khớp đầu ngón cái chân phải của em hơi đau. Không biết có phải triệu chứng của bệnh gút không? Bệnh này có phải di truyền không? Vì ba em cũng bị gút khá nặng, bị khoảng gần 6 năm rồi, cũng uống nhiều thuốc nhưng không khỏi. Và chú ruột cũng vừa bị sưng ở đầu ngón chân phải khoảng tháng nay. Vậy theo bác sĩ thì với độ tuổi này của em và triệu chứng như vậy thì như thế nào? Mong hồi đáp của bác sĩ. Chân thành cảm ơn.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Bệnh Gout là bệnh có tính di truyền. Theo tôi bạn có nguy cơ bị Gout đấy (do cha bạn đã bị Gout). Bạn nên đi thử acid uric và gặp bác sĩ khám lại vì ở độ tuổi này bạn có thể mắc bệnh.

Lam Van Đắt – Nam 80 tuổi
Tôi 80 tuổi, bị bệnh gout, vẫn đi lại được, sưng đau ở mắt cá chân, cục tôphi to nhưng không viêm loét. Muốn điều trị tại TP.HCM, có phải nhập viện hay chỉ khám và điều trị ngoại trú? Xin cho biết để chuẩn bị . Xin cảm ơn.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Đa số bệnh nhân Gout đều điều trị ngoại trú. Bệnh nhân chỉ nhập viện khi có những cơn Gout cấp mà uống hoặc chích thuốc giảm đau vẫn không đỡ.

Ty Nguyen, Nam, 36 tuổi
Tôi có nghe nói những người bệnh gút thường nghiện rượu. Vậy nghiện rượu có liên quan gì đến bệnh gút này không?

PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Nghiện rượu thì dễ mắc bệnh gút, đó là điểu hiển nhiên. Vì ở những người nghiện rượu, chức năng gan suy giảm, khả năng xử lý acid uric sẽ trở nên yếu kém. Chức năng thận cũng suy giảm, khả năng đào thải acid uric cũng vì thế mà kém đi. Dẫn đến tình trạng tích lũy acid uric cao trong cơ thể.

Phan Van Lam – Nam, 41 tuổi
Tôi bị bệnh gút 4 năm nay, có dùng thuốc Tây điều trị cắt cơn đau, sau đó dùng thuốc tự chế biến rồi sắc uống theo hướng dẫn của người quen, có đỡ nay lại tái phát. Xin bác sĩ cho biết nên làm thế nào?
Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Thực ra, bệnh Gout là bệnh không thể điều trị dứt, nên việc bị tái phát là điều bình thường. Các loại thuốc nói chung chỉ có tác dụng hoặc cắt cơn đau, hoặc kéo dài thời gian tái phát. Vì vậy, khi đã tìm được loại thuốc phù hợp thì bạn nên kiên trì.

Nguyen Thanh Quang – Nam, 42 tuổi
Tôi đi khám bác sĩ xét nghiệm bị bệnh gout, hiện đang điều trị. Bác sĩ cho tôi biết bệnh này phải kiêng ăn những chất gì, có ăn đồ chua được không? Từ khi tôi bị gout đến nay, sinh hoạt tình dục với vợ rất khó khăn, có phải bệnh này gây nên không? Xin cho tôi biết nguyên nhân vì sao và cách khắc phục? Xin cám ơn.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Trong chế độ ăn kiêng của người bị Gout, người ta khuyên không nên ăn nhiều chất chua vì trong môi trường toan thì các muối urat rất dễ bị lắng đọng tạo nên tophi và làm đau.

Thật ra, bệnh Gout không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục. Việc sinh hoạt của bạn bị khó khăn có thể do sức khỏe giảm sút, do lo lắng hoặc do nguyên nhân nào đó mà bạn chưa biết. Vì vậy, bạn nên đi khám nam khoa để tìm hiểu thêm.

Dang Thi Hoa – Nữ
Cháu gái năm nay 10 tuổi, hàm lượng acid uric trong máu là 380,6. Cháu có mắc bệnh gút hay không?
PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Ở lứa tuổi này, lại là cháu gái thì thông thường chưa nghĩ đến khả năng mắc bệnh gút. Ngoại trừ trường hợp do di truyền. Nếu không phải vì lý do này thì cháu phải đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để có kết luận sớm.

Tran Thi Thanh, 40 tuổi
Chào bác sĩ. Hiện tại tôi có chồng mắc bệnh gout hơn 3 năm, lúc trước 6 -7 tháng đau một lần, gần đây 2-3 tháng đau một lần. Có cách nào điều trị hết bệnh không bác sĩ? Bệnh có những biến chứng gì nguy hiểm không? Tôi thấy lo lắng nhiều, mong được bác sĩ giải đáp. Cám ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Như tôi đã trả lời ở trên, bệnh Gout không thể trị dứt. Nếu chồng bạn không được điều trị tốt thì cơn tái phát sẽ càng ngày càng dày lên. Nếu thuốc đang uống không còn nhiều tác dụng, bạn nên thử đổi nơi điều trị vì bệnh này có nhiều biến chứng, không thể coi thường được (ví dụ như suy thận).
Mong bạn bớt lo lắng.

Võ Mai Duy – Nam 54 tuổi
Bệnh gút có di truyền không? Đau khớp đầu ngón chân có phải mắc bệnh gút?

PGS.TS PHAN VĂN CÁC:
Bệnh gút có yếu tố di truyền. Đau khớp đầu ngón chân cũng là một trong những biểu hiện của bệnh nhưng chưa khẳng định được chính xác. Đau ở mép ngoài của gốc ngón cái một bên chân mà không phải do chấn thương thì mới khẳng định là bị gút.

VO TAN BON
Làm sao phân biệt giữa bệnh gút và các bệnh viêm khớp khác? Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Những biểu hiện của bệnh Gout và bệnh Khớp rất giống nhau, khó có thể phân biệt được (thậm chí bác sĩ cũng có thể nhầm lẫn nếu chỉ nghe hoặc đánh giá qua triệu chứng lâm sàng, nhất là đối với cơn Gout cấp và viêm khớp cấp). Nhưng nguyên nhân và cách điều trị của hai bệnh này thì lại hoàn toàn khác nhau. Mỗi loại bệnh đều có những thuốc đặc trị và cách phòng ngừa khác nhau.

Dể có thể phân biệt được hai loại bệnh trên và có hướng điều trị đúng, bạn cần gặp bác sĩ để khám, làm xét nghiệm và tư vấn điều trị.

Trang – Nữ 54 tuổi
Bố tôi hiện đang bị bệnh gút. Ngoài ra còn kèm theo các bệnh khác như: huyết áp, lao phổi… Vậy xin bác sĩ cho tôi hỏi bố tôi có thể điều trị Gút bằng thuốc được không? Có ảnh hưởng đến các bệnh khác không? Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ NGUYỄN HỒNG THU:
Cách điều trị đúng đắn nhất là điều trị toàn diện chứ không phải chỉ điều trị triệu chứng. Nếu bố bạn bị một lúc nhiều loại bệnh kèm theo bệnh Gout thì cần ưu tiên điều trị các bệnh nặng và cấp thiết hơn như lao phổi, huyết áp.

Vì phải uống nhiều loại thuốc cùng lúc nên sự tương tác giữa các loại thuốc là vấn đề rất quan trọng. Bạn cần được bác sĩ tư vấn kỹ càng trong quá trình điều trị cho bố bạn.


Nguồn: Pháp Luật Online

GỢI Ý XEM THÊM

Bình luận (3)

  1. Dung says: Trả lời

    Toi nam nay 32tuoi toi Bi dau o ban tran ngon ap ut nhung khong bi do khong bi sung di kham thi uric la664 toi co bi gout ko?va dieu tri the nao .xin cam on.

  2. hanh says: Trả lời

    Thua bs . Chau bi gout duoc 1 nam roi. Sung khop chan 3 lan rui. Bs cho chau hoi bay gio khop tay chau vi dau .sung. bs co the huong dan chau cach dieu tri de dat hieu qua tot nhat. Cam on bs nhieu

  3. Đạt says: Trả lời

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 31 tuổi thỉnh thoảng ngón chân cái đau như bị kiến cắn nhưng không xưng không tấy cũng không đau lắm nên tôi không để ý, gần đây tôi đi xét nghiệm thấy axit uric cao lân cao nhất 520, lần gân nhất là 356, có bs thì bảo bị gút có bs bảo là rối loạn chuyển hóa về ăn uống hớp lí. Vậy cho hỏi tôi có bị gút không, hướng điều trị ntn, cảm ơn bác sĩ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo